Xu thế kiến trúc cao tầng
Cao ốc có chức năng riêng của nó là khối nhà văn phòng, th?ơng mại, dịch vụ hoặc là nơi ở, tập trung tại các thành phố lớn ngày nay. Đất hẹp, ng?ời đông, hoạt động kinh tế - tài chính tập trung là các lý do chủ yếu làm xuất hiện kiến trúc cao tầng. Do đó, trong phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày nay khó mà không làm nhà cao tầng.
Tiêu biểu cho sự thành công về kinh tế hoặc quyền lực, các tòa nhà khổng lồ này sẽ xác định vị thế v?ơn lên của các thành phố Châu á trong thế kỷ XXI. Điều đó cũng giống nh? chúng đã là biểu tr?ng cho tiềm năng kinh tế v?ợt bậc của các thành phố Mỹ suốt thế kỷ XX vừa qua. Cao ốc xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX chủ yếu ở Hoa Kỳ rồi lan tràn sang các n?ớc khác, đặc biệt kể từ sau Thế chiến 2.
Hiện nay Châu á đang qua mặt Hoa Kỳ về tốc độ xây dựng cao ốc. Các nhà chọc trời nh? Petronas (Kuala Lumpur), Jin Mao (Th?ợng Hải), các Trung tâm tài chính ở Th?ợng Hải, Đài Bắc, Hồng Kông... đang v?ợt xa về qui mô lẫn chiều cao các cao ốc Mỹ nh? Sears (Chicago), Tháp đôi Trung tâm Th?ơng mại Thế giới (New York). Sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 đánh sập tòa Tháp đôi này đã có tác dụng làm ng?ng lại một thời gian dài kiến trúc cao tầng ở Âu Mỹ.
Qui mô và chức năng kiến trúc cao tầng ngày nay cũng khá đa dạng. Tháp Petronas tại Kuala Lumpur với diện tích sử dụng 700.000m2 có thể chứa nguyên dân số và các loại hình hoạt động của một thành phố nhỏ 85.000 ng?ời. Kiến trúc cao tầng nay cũng ít khi sử dụng cho một mục tiêu duy nhất nh? khách sạn, văn phòng hoặc nhà ở mà nó còn mang tính tổng hợp, đa chức năng, phục vụ cả chỗ làm việc, nơi ở lẫn hệ thống truyền thông, nhà chứa xe... Ví nh? cao ốc Jin Mao với diện tích sử dụng 265.000 m2 tại Th?ợng Hải do công ty thiết kế SOM của Mỹ thực hiện, xem nh? một trung tâm th?ơng mại quốc tế nh?ng lại chứa cả khách sạn Hyatt có 558 phòng.
Nếu vào các thập kỷ đầu thế kỷ XX, cao ốc đ?ợc xem nh? tòa nhà - cỗ máy nh? mơ ?ớc của trào l?u kiến trúc công năng thì nhà cao tầng hôm nay mang tính kỷ nguyên điện tử. Chúng phù hợp với cuộc sống mới trong thời đại công nghệ thông tin, giúp ta rút ngắn cả khoảng cách lẫn thời gian.
Nhà thiết kế Hiroshi Hara tại thành phố Osaka còn muốn đi xa hơn khi xây dựng công trình “siêu cao ốc kết dính” Umeda Sky City trong ?ớc mơ lớn xây dựng đ?ợc một “mạng l?ới đô thị ba chiều” với hệ thống cầu liên thông trên không trung nối kết các khối cao tầng trong thành phố lại với nhau. Nhiều nhà thiết kế trẻ ngày nay còn tiến xa hơn khi đề xuất các kiến trúc cao tầng ngày càng mang dáng dấp các trạm vũ trụ kiểu khoa học giả t?ởng...
Ta sẽ tự hỏi: Phải chăng làn sóng kiến trúc cao tầng đang là hiện thực không thể c?ỡng lại đ?ợc của xu thế kiến trúc t?ơng lai? Và đâu là các mặt mạnh, mặt yếu của chủng loại kiến trúc này?
Các điểm tích cực và các điều bất cập của kiến trúc cao tầng